Bartender và Barista khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn nghề nào?

Nghề pha chế là một trong những nghề thuộc lĩnh vực F&B (Food and Beverage). Khi lựa chọn học pha chế, bạn sẽ trải qua quá trình rèn luyện các kỹ năng cần thiết như nắm được kiến thức về nguyên liệu, cách sử dụng dụng cụ và máy móc, những công thức tiêu chuẩn… để sáng tạo ra các loại đồ uống khác nhau. Cụ thể hơn, nghề pha chế được chia thành hai nghiệp vụ: đó là Barista và Bartender. Vậy Bartender và Barista khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn nghề nào?

Bartender và Barista khác nhau ở điểm nào?

Phân biệt Barista và Bartender chắc hẳn là điều mà những ai lựa chọn theo đuổi công việc pha chế đều cần nắm rõ. Trước khi bắt đầu hành trình theo đuổi niềm đam mê với nghề pha chế, chúng ta cần tìm hiểu, so sánh Barista và Bartender để thật sự chắc chắn con đường mình sắp lựa chọn là phù hợp.

1.  Điểm khác biệt giữa Bartender và Barista

1.1 Bartender – Nhân viên pha chế thức uống có cồn

Bartender là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh, dùng để nói về người làm nghề pha chế và phục vụ đồ uống có cồn. Ví dụ như các loại rượu, cocktail, mocktail… Tùy vào môi trường làm việc, Bartender có thể làm việc sau quầy bar hoặc phục vụ trực tiếp khách hàng tại bàn.

Bartender thường bắt đầu công việc vào buổi tối, còn Barista bắt tay vào việc từ sáng sớm
Bartender thường bắt đầu công việc vào buổi tối, còn Barista bắt tay vào việc từ sáng sớm. Nguồn ảnh: Internet

Bartender là người am hiểu và có kiến thức về rất nhiều loại rượu. Họ cũng “nằm lòng” nhiều công thức pha chế độc đáo, mới lạ và bắt trend để cho ra đời những thức uống có cồn đặc biệt, thu hút khách hàng. Điểm thu hút của nghề Bartender còn đến từ phong cách biểu diễn đầy khéo léo và nghệ thuật khi pha chế.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, Bartender sẽ dùng đôi tay điêu luyện thực hiện kỹ thuật shaking (sử dụng bình shaker) để tạo nên hương vị, màu sắc độc đáo cho từng loại đồ uống. Bartender cũng chính là người “thổi hồn” cho từng ly rượu thông qua kỹ năng trang trí, hòa trộn, sắp xếp các màu sắc một cách bắt mắt, tinh tế.

1.2 Barista – Nhân viên pha chế cafe và thức uống không cồn

Vậy học Barista và Bartender có gì khác biệt không nhỉ? Nếu học Bartender, bạn sẽ am hiểu về rượu và thức uống có cồn thì bắt đầu khóa học Barista chính là khi bạn đã đặt bước chân đầu tiên trên hành trình trở thành “bậc thầy” về pha chế cà phê.

Barista là tên gọi có nguồn gốc từ Ý, dùng để gọi những người làm nghề pha chế cafe nghệ thuật như espresso, latte, mocha hay cappuccino… Nhờ vào kiến thức, sự hiểu biết về quá trình rang, xay; bí quyết lựa chọn cà phê ngon cùng kỹ năng pha chế điêu luyện; nghề Barista được coi là “phù thủy” của thế giới thức uống không cồn. Họ mang đến sự tinh túy, đậm đà và thơm ngon khó quên trong mỗi ly cà phê, từ ngụm đầu tiên đến giọt cuối cùng.

Học Barista giúp bạn nắm được kiến thức về pha chế cà phê và thức uống không cồn
Học Barista giúp bạn nắm được kiến thức về pha chế cà phê và thức uống không cồn. Nguồn ảnh: Internet

2. Nên lựa chọn nghề Bartender hay Barista?

2.1 Chọn nghề Bartender nếu đam mê thức uống có cồn

Khi trở thành một Bartender chuyên nghiệp, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại quầy bar của các nhà hàng, khách sạn, quán bar, club, lounge,… Đây là cơ hội vàng cho những ai đam mê thức uống có cồn tìm hiểu về các loại rượu nổi tiếng thế giới như Rum, Vodka, Brandy, Whisky, Tequila,… Đặc biệt, bạn sẽ được tự mình kết hợp chúng với nhau để tạo ra những ly đồ uống hấp dẫn nhất.

Một điều thú vị khi làm Bartender là bạn được gặp nhiều người đến từ nhiều nơi. Họ thường đến quầy bar với những câu chuyện, những tâm tư tình cảm,… Bartender là người kể chuyện, nhưng cũng là người lắng nghe và “chữa lành” cho những vị khách quen thuộc hoặc thậm chí mới gặp lần đầu.

 

Chọn Bartender nếu bạn yêu thích những loại đồ uống có cồn
Chọn Bartender nếu bạn yêu thích những loại đồ uống có cồn

2.2 Chọn nghề Barista nếu yêu thích nghệ thuật pha chế cà phê

Nếu Bartender yêu thích đồ uống có cồn, thì Barista lại “dành cả thanh xuân” để theo đuổi nghệ thuật pha chế cà phê. Chọn nghề Barista đồng nghĩa với việc bạn phải có kiến thức, kỹ năng mà đặc biệt sáng tạo và thẩm mỹ cao.

Chọn Barista nếu bạn đam mê pha chế và sáng tạo với tách cà phê
Chọn Barista nếu bạn đam mê pha chế và sáng tạo với tách cà phê

Những ly cà phê thơm nồng quyến rũ, đăng đắng nhưng hậu vị ngọt ngào là thành quả của một quá trình chọn lọc, rang, xay và pha chế cà phê chuẩn. Nếu là một người nghiện cà phê, không ngại thử hàng chục ngụm cà phê mỗi ngày để tìm ra công thức mới,… thì Barista đích thị là nghề dành cho bạn.

Điểm thu hút ở một Barista chính là khả năng “vẽ” tranh trên từng tách cafe thơm ngon, béo ngậy. Kỹ năng này phần lớn phụ thuộc vào sự sáng tạo của người pha chế cà phê. Họ luôn phải nghĩ ra những ý tưởng độc đáo không trùng lặp trong quá trình thực hiện. Sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng là tính cách cần có với những ai muốn theo đuổi nghề Barista. Bên cạnh việc am hiểu tính chất, lịch sử cũng như đặc điểm từng loại hạt cà, họ còn phải chú ý nhiều đến việc đong lượng bột, chỉnh nhiệt độ nước lẫn thời gian hoàn thành một tách cà phê. Muốn là một Barista giỏi thì kiến thức sâu rộng lẫn kỹ năng thuần thục, là những yếu tố bắt buộc cần phải có.

Một ly Latte đầy nghệ thuật dưới bàn tay của Barista
Một ly Latte đầy nghệ thuật dưới bàn tay của Barista

Không những vậy, đam mê pha chế còn thôi thúc Barista tìm hiểu về quá trình, kỹ thuật pha chế cà phê trên nhiều quốc gia. Bạn sẽ luôn tò mò rằng, nghệ thuật latte của Ý có khác gì với Mexico, văn hóa cà phê giữa các nước khác nhau thế nào,… Hay đơn giản là bạn muốn tạo ra một tách cà phê với hương vị độc nhất vô nhị, và sáng tạo ra một thức uống của riêng mình.

2.3 Sự thú vị chung của nghề Bartender và Barista

Nếu phải đặt lên bàn cân để so sánh Barista và Bartender, chúng ta nhận thấy rằng đây đều là một trong những nghề nghiệp thời thượng hiện nay. Nếu Bartender thu hút giới trẻ với không khí sôi động, những màn biểu diễn đầy tính nghệ thuật thì đất diễn của Barista lại là kỹ năng “ký họa” trên từng lớp bọt của tách cà phê với đa dạng hình ảnh về cảnh vật, con người, động vật…

Tóm lại, cả hai nghề này đều là thế giới tự do để các “nghệ nhân” pha chế thỏa sức phô diễn sự sáng tạo không giới hạn của bản thân bằng đôi tay tài hoa, khéo léo. Mỗi ngành nghề đều có những điểm thú vị khác nhau, bạn cần lựa chọn dựa trên thế mạnh của bản thân và mục tiêu đối với nghề nghiệp để có thể theo đuổi niềm đam mê đến cùng, chúc bạn thành công!

Tham khảo các khóa học pha chế tại: https://hocphachedouong.vn

hoặc https://www.facebook.com/hocphachedouongmaxko

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận